Advertisement

Võ cổ truyền Tây Sơn Bình Định

tháng 12 10, 2024
Last Updated

Trải qua hơn 40 ngàn năm dựng nước và giữ nước, với bao thăng trầm của lịch sử, võ cổ truyền của Việt Nam luôn gắn bó chặt chẻ với tiến trình phát triển của đất nước. Mạch nguồn võ học khi tung trào dào dạt, khi âm ỷ chảy trong lòng dân tộc Việt. Trở thành nét tinh hoa văn hóa vô cùng độc đáo, quý giá mà mỗi khi nhắc tới mỗi người Việt Nam đều cảm thấy vô cùng tự hào.


Võ sư – nhà nghiên cứu Phạm Phong cho biết: “ Các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần thì võ cổ truyền dân tộc đã được nâng thêm một bậc, đến năm 1721, dưới thời vua Lê Dụng Tông thì võ cổ truyền dân tộc chính thức nâng lên thành võ cổ truyền dân tộc Việt Nam.
Theo thời gian, các dòng võ cổ truyền dân tộc Việt Nam, tiêu biểu là võ Tây Sơn Bình Định đã có mặt khắp nơi đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng của dân tộc.
Theo võ sư Hà Trọng Ngự, võ Tây Sơn Bình Định có những đặc điểm là nằm trong hệ thống chiến đấu tự vệ rất tốt. Đặc trưng của loại võ này là đánh cận chiến, đánh nhập nội nên luôn luôn tìm mọi cách áp sát đối phương để đánh, dùng gối chỏ rất nhiều, dùng đòn sát phạt gây tổn hại đến đối phương, uyển chuyển tránh né hoặc lặn, lành, hoành, bắt, lắt, liếc rất đa dạng để dùng trong tự vệ. Chứ không phải là một môn võ dùng để tấn công mà dùng để tự vệ là chính. Tấn công là phụ nên đó là đặc trưng nổi bật.
Nhân sinh quang của người học võ là triết lý động, linh hoạt, uyển chuyển và luôn song hành cùng với những chuẩn mực của xã hội. Đó là đạo hiếu làm con, đạo nghĩa là trò, đạo tín làm bạn và đạo của những người học võ. Người học võ chân chính không bị lu mờ trước vật chất, không chịu khuất phục trước quyền uy, thấy bất công thì không chịu khoang tay đứng nhìn, gặp hiểm nguy thì không màng đến tính mạng. Ngàn đời nay biết bao con người thượng võ trên đất nước này đã xả thân vì nghĩa lớn. Họ có thể là những tên tuổi được ghi trong sổ sách, nhưng cũng có người vô danh song những cống hiến và hi sinh của họ cho nhân dân, cho đất nước thì vẫn được những thế hệ đi sau mãi ghi nhớ.
Là một trong số không nhiều nước châu Á có nền võ học dân truyền với hệ thống hết sức đầy đủ và khoa học từ võ đạo đến võ lý hàm chứa trong đó những giá trị văn hóa dân gian vô cùng quý giá. Võ cổ truyền dân tộc giúp cho chúng ta có một thân thể cường tráng, một sức khỏe dẻo dai, một tinh thần minh mẫn và đặc biệt là một bản lĩnh vững vàng, sẵn sàng vượt qua một gian khó. Võ cổ truyền dân tộc còn nhắc nhở chúng ta nhớ đến cuội nguồn, nhớ đến bản sắc văn hóa của dân tộc, nhớ đến công sức máu xương mà cha ông ta đã dày công gây dựng nên. Nền võ học dân tộc Việt Nam còn chứa đựng trong đó cả 4000 năm lịch sử dựng nước vào giữ nước. Và đó là một kho nghệ thuật dùng binh hết sức biến hóa và tài tình, là kết tinh của trí tuệ và bản lĩnh việc nhưng rất đáng tiếc là từ sau ngày đất nước thông nhất đến nay các ngành chức năng không quan tâm tổ chức nghiên cứu sưu tầm để bảo tồn, chấn hưng, vinh danh và truyền bá sâu rộng trong và ngoài nước đồng thời gìn giữ cho muôn đời sau những di sản văn hóa phi vật thể thiêng liêng của dân tộc nhằm giữ vững bản sắc văn hóa Việt và tự hào truyền thống nền văn học võ tộc. Và mãi đến nay, không phải quốc gia nào cũng có được.
Vậy nên đến đây  phần lớn các di tích lịch sử về võ học, các công trình võ miếu, võ kinh, võ cữ, doanh nhân anh hùng đại võ công, võ tướng, võ quan, võ sư tài ba lỗi lạc có công lớn cho đất nước qua các triều đại, các làng võ, miền đất võ, dân tộc võ, uyên bác văn võ, sách sử bài võ, các chuẩn loại binh khí cũ, các bài tập kinh điểm huyệt bị mai một, tiêu hủy, thất truyền. Đây là một tổn thất rất lớn cho các di sản hiếm hoi còn sót lại của nền võ học dân truyền dân tộc.
Trong những năm gần đây với sự cố gắn của ngành văn hóa thể thao và liên đoàn võ thuật Việt Nam đã xây dựng và phát triển võ cổ truyền dân tộc đến các tỉnh, thành phố trong cả nước và một số nước trên thế giới.

TrendingMore

Xem thêm